当前位置:首页 > Công nghệ > Kèo vàng bóng đá Arsenal vs Brentford, 23h30 ngày 12/4: Khó cho Pháo thủ 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Siêu máy tính dự đoán Bournemouth vs Fulham, 02h00 ngày 15/4
![]() |
TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG HN. Ảnh: Lê Văn |
Tại hội thảo nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong lớp học cho giáo viên tổ chức mới đây, TS Đỗ Tuấn Minh, Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG HN cho biết, trong môi trường sử dụng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế như hiện nay thì việc tiếp xúc của học sinh với giáo viên (GV) trong lớp học là cơ hội rất tốt cho học sinh sử dụng ngoại ngữ.
Do đó, nếu như năng lực sử dụng ngoại ngữ của GV đảm bảo thì sẽ là kênh rất tốt để tạo cơ hội cho người học sử dụng và tiếp cận ngôn ngữ mà mình đang học. Từ đó, ông Minh cho rằng, để bồi dưỡng năng lực cho GV thì việc đầu tiên và cần phải nhấn mạnh chính là bồi dưỡng năng lực sử dụng ngôn ngữ trong lớp học.
Ông Châu Văn Thùy, Sở GD-ĐT Quảng Nam cho rằng, kết quả khảo sát giáo viên tiếng Anh thuộc địa bàn tỉnh cho thấy, kỹ năng nghe và nói tiếng Anh của giáo viên yếu hơn các kỹ năng khác. Đây là lý do giáo viên tiếng Anh không sử dụng nhiều tiếng Anh trong lớp học. Từ đó, học sinh cũng không có nhiều cơ hội để nghe tiếng Anh.
Ông Thùy cũng cho rằng, việc bồi dưỡng tất cả các giáo viên đạt chuẩn và giữ được chuẩn là quá trình thường xuyên, lâu dài và tốn kém. Do đó, trước mắt cần tập trung vào bồi dưỡng năng lực ngôn ngữ sử dụng trong lớp học, tập trung vào các dạng tiếng Anh giao tiếp phổ biến và hiệu quả trong các giờ học.
Trong khi đó, PGS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cũng cho rằng, trong suốt nhiều chục năm qua, chúng ta đang dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt, và đây chính là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả.
Xuất phát từ thực trang trên, ông Đỗ Tuấn Minh cho rằng, trong việc bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh hiện nay có 4 từ khóa cần phải quan tâm: Thường xuyên, Hệ thống, Sát thực và Hiệu quả.
Ông Minh cho biết, hoạt động bồi dưỡng giáo viên hiện nay cần phải tiến hành thường xuyênthay vì theo kiểu mùa vụ như hiện nay, nhất là thường tập trung vào mùa hè.
"Quá cực cho GV khi mà người người nhà nhà hỏi nhau đi nghỉ ở đâu thì họ lại là đi tập huấn ở đâu, bao giờ" - ông Minh nêu vấn đề. "Hoạt động bồi dưỡng GV cần phải được thay đổi để làm sao để làm sao nó trở thành hoạt động diễn ra thường xuyên trong cả năm học".
Bên cạnh đó, nội dung bồi dưỡng giáo viên phải được thiết kế theohệ thốngnhất định. Các chương trình phải được sắp xếp thành các module để người GV sau khi được bồi dưỡng module ấy thì tích lũy tất cả kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ có thể áp dụng trong giảng dạy.
"Cần tránh tình trạng cũng người GV ấy nhưng nội dung bồi dưỡng của năm này lại lặp lại cái mà họ được bồi dưỡng đây đó một vài năm trước. Có khi nội dung bồi dưỡng năm sau dễ hơn, đơn giản hơn bồi dưỡng năm trước" - ông Minh nói.
Thứ ba, ông Minh cho rằng, nội dung các khóa bồi dưỡng cần phải thiết kế sát thực tếhơn.
"Bản thân chúng tôi là những người tổ chức bồi dưỡng GV cũng thấy mình đâu đó chưa làm được cái GV cần. Chúng tôi vẫn tổ chức các khóa bồi dưỡng với nội dung do mình nghĩ ra, mình nghĩ GV cần mà không khảo sát thực tế, đánh giá thực thế sau khóa bồi dưỡng".
Muốn sát với thực tế hơn thì phải làm thế nào? Theo ông Minh, hiện nay lý thuyết đã có, quan trọng là có dám hành động hay không?
Thứ tư, ông Minh cho rằng, nếu những điều trên làm tốt thì hiệu quảcông tác bồi dưỡng giáo viên sẽ tốt lên. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, cần phải thay đổi việc đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên trong đó đặc biệt quan tâm tới khâu "hậu bồi dưỡng".
Hiện nay, ít có đơn vị tổ chức các lớp bồi dưỡng cso cơ hội theo dõi giáo viên của mình khi họ quay trở về địa phương giảng. Hầu hết chỉ dừng lại ở các phiếu đánh giá mà phần lớn điền cho đủ thủ tục hoặc đánh giá theo hướng tích cực dù trong lòng không thấy thoải mái lắm.
Ông Minh cũng cho rằng, các hoạt động thanh tra, dự giờ hiện nay cần phải theo hướng đánh giá, khuyế khích các yếu tố tích cực để các giáo viên sau khi bồi dưỡng có thể thể hiện hay áp dụng những gì mình được học.
Bên cạnh đó, ông Minh cũng đề xuất, cần phải thành lập các đơn vị chuyên trách bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh để hoạt động này hiệu quả hơn. "Hầu hết các đơn vị đều cử các giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng ên họ chỉ coi đó là công việc thứ 2 bên cạnh công việc giảng dạy ở đại học".
Để có được một trung tâm như vậy, theo ông Minh cần có đủ các yếu tố từ đội ngũ cán bộ cơ hữu, cơ sở vật chất, nội dung và phương thức tổ chức.
Điều quan trọng nhất, theo ôn Minh là giữa các đơn vị tham gia bồi dưỡng cho GV tiếng Anh cần có sự thống nhất với nhau để tạo ra mặt bằng chung trong công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho các GV.
Lê Văn
" alt="Mấy chục năm qua chúng ta dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt"/>Trước đó, theo thống kê của Cục Viễn thông, đến ngày 8/9/2024, số thuê bao của các nhà mạng còn khoảng 3,4 triệu thuê bao 2G Only.
Dự kiến các nhà mạng sẽ hoàn thành tắt sóng 2G đúng theo lộ trình. Đây là một kết quả rất đáng ghi nhận, thể hiện sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ TT&TT và sự nghiêm túc của các doanh nghiệp di động, để thực hiện kế hoạch dừng công nghệ 2G.
Hiện nay, trong giai đoạn "nước rút" các nhà mạng đã và đang triển khai các giải pháp nhằm chuyển đổi các thuê bao 2G Only còn lại trên mạng, để tiến tới mục tiêu tắt sóng 2G vào ngày 15/10/2024.
Trong thời gian vừa qua, các nhà mạng đã thực hiện hỗ trợ kinh phí máy điện thoại 4G Only kết hợp các gói cước chuyển đổi, đồng thời hỗ trợ lên tới 100% kinh phí máy điện thoại 4G.
Các nhà mạng đều chuẩn bị số lượng máy điện thoại 4G để hỗ trợ bù máy (hỗ trợ 100% kinh phí) cho các thuê bao 2G Only của mình. Một số doanh nghiệp di động có chính sách hỗ trợ tặng máy không cần đăng ký gói cước cho các các hộ nghèo, cận nghèo, thuê bao ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để chuyển đổi sang máy điện thoại 4G.
Ngày 11/10, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) phối hợp với báo VietNamNet và Trung tâm Thông tin tổ chức Tọa đàm 'Tắt sóng 2G trước giờ G' để trao đổi, thảo luận, đề xuất, kiến nghị về việc thực hiện ngừng cung cấp dịch vụ cho thuê bao 2G Only sau ngày 15/10/2024.
Tại Toạ đàm, nhiều câu hỏi, thắc mắc, đề xuất, kiến nghị đã được lãnh đạo Cục Viễn thông, đại diện các nhà mạng Viettel, VNPT VinaPhone, MobiFone, Vietnamobile, ASIM, VNSKY giải đáp.
Theo ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, sau ngày 15/10, trách nhiệm của doanh nghiệp là duy trì số điện thoại, gói cước, chế độ chính sách với thuê bao cũ, người sử dụng có thể tiếp tục đến các điểm cung cấp dịch vụ hay thông qua số điện thoại để được hướng dẫn đầy đủ thông tin cho việc chuyển đổi.
"Tôi hy vọng với những cuộc tọa đàm như thế này và sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, thông tin đến với người sử dụng nhiều lần nữa, qua nhiều kênh nữa. Tôi mong quyền lợi của người sử dụng vẫn được nhà mạng đặt lên hàng đầu để liên lạc không bị gián đoạn", ông Nguyễn Phong Nhã nhấn mạnh.
Chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024
Sáng ngày 12/10, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024. Chương trình được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Chương trình là dịp đánh giá những kết quả đã đạt được về chuyển đổi số quốc gia năm 2024, đề xuất các định hướng chiến lược, quan điểm, giải pháp để thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong thời gian tới.
Thời gian qua, hoạt động chuyển đổi số trên toàn quốc diễn ra mạnh mẽ, quyết liệt và mang lại kết quả thực chất hơn cho người dân. Trong 9 tháng đầu năm 2024, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực tập trung đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về chuyển đổi số với nhiều kết quả tích cực, nhiều chỉ tiêu đã hoàn thành vượt kế hoạch, nhiều chỉ tiêu có khả năng hoàn thành cao.
Tháng 9/2024, Liên Hợp Quốc công bố Báo cáo khảo sát Chính phủ điện tử năm 2024. Theo kết quả đánh giá, xếp hạng, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 71 trong tổng số 193 quốc gia, tăng 15 bậc so với năm 2022.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam được xếp vào nhóm Chính phủ điện tử ở mức rất cao và vươn lên vị trí xếp hạng cao nhất kể từ khi bắt đầu tham gia đánh giá Chính phủ điện tử của Liên Hợp Quốc năm 2003. Với kết quả xếp hạng vượt bậc này, Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu đặt ra năm 2024 về xếp hạng Chính phủ điện tử.
Chuyển đổi số bắt đầu từ người dân, lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể, mục tiêu và là nguồn động lực của chuyển đổi số.
Thông điệp này một lần nữa được nhấn mạnh tại chương trình chào mừng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 khi các đại biểu đến từ khắp mọi miền đất nước được thoải mái chia sẻ những trăn trở và đặt câu hỏi với các thành viên Chính phủ.
Những câu trả lời chân thành, phản hồi sâu sắc của các thành viên Chính phủ sau đó đã trở thành lời cổ vũ, động viên người dân, doanh nghiệp Việt Nam trong hành trình chuyển đổi số.
Thông qua chia sẻ của các đại biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vui mừng nhận thấy, chuyển đổi số quốc gia, kinh tế số đã đạt được nhiều kết quả tích cực, có tác động, ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước trong việc cùng chung tay chuyển đổi số quốc gia, phát triển nền kinh tế số, xã hội số, công dân số.
Thủ tướng nêu rõ, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu cho phát triển nhanh và bền vững.
“Chuyển đổi số quốc gia phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực, mục tiêu của sự phát triển. Phải nói thật, làm thật, hiệu quả thật để người dân, doanh nghiệp hưởng thụ thật",Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Meta AI hỗ trợ tiếng Việt
Ngày 9/10, công ty mẹ của Facebook cho biết bộ tính năng Meta AI đã có mặt tại Anh, Brazil, Bolivia, Guatemala, Paraguay, Philippines.
“Trong những tuần tới”, Meta AI sẽ cập bến nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam với ngôn ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên, công ty mẹ Facebook không tiết lộ thời điểm chính xác cho từng thị trường.
Các nước thuộc Liên minh châu Âu vẫn chưa thể dùng các công cụ mới của Meta do những lo ngại về quy định trong khối.
Người dùng có thể sử dụng Meta AI trên web (tại địa chỉ meta.ai) hoặc trong các ứng dụng Facebook, Instagram, WhatsApp, Messenger. Chỉ cần bấm vào biểu tượng Meta AI hoặc gõ @Meta AI trong cửa sổ chat để bắt đầu dùng tính năng này.
Trước đó, ngày 1/10, trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Meta Nick Clegg khẳng định Việt Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên triển khai Meta AI và dùng tiếng Việt, hoàn toàn miễn phí.
Việt Nam lần đầu đăng cai triển lãm tem bưu chính ASEAN
Ngày 10/10, tại Bưu điện Trung tâm Hoàn Kiếm ở số 75 Đinh Tiên Hoàng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, triển lãm tem năm nước - Việt Nam 2024 chủ đề “Cùng tiến bước” đã được khai mạc.
Triển lãm tem năm nước - Việt Nam 2024 được tổ chức với mục đích tăng cường mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà sưu tập tem của các nước ASEAN; tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng hình thành và nâng cấp bộ sưu tập tem tham dự triển lãm tem quốc tế và thế giới cho hội viên Hội Tem Việt Nam.
Đồng thời, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong lĩnh vực sưu tập tem, chia sẻ kinh nghiệm nhằm phát triển phong trào.
Diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10/10 đến ngày 12/10, triển lãm tem năm nước – Việt Nam 2024 có quy mô trưng bày 71 bộ sưu tập tương ứng 300 khung của các nhà sưu tập đến từ 5 nước ASEAN và khách mời HongKong (Trung Quốc).
Trong đó, Việt Nam trưng bày 27 bộ sưu tập, với 128 khung, Malaysia giới thiệu 9 bộ sưu tập gồm 41 khung, Singapore có 7 bộ sưu tập đóng trong 27 khung, Thái Lan đăng ký 9 bộ sưu tập với 37 khung, Indonesia đăng ký 13 bộ sưu tập có 45 khung; và khách mời Hồng Kông (Trung Quốc) đăng ký 6 bộ sưu tập với 22 khung tem.
Đây là lần đầu tiên Hội Tem Việt Nam đăng cai tổ chức triển lãm tem khu vực, Triển lãm tem năm nước - Việt Nam 2024 có sự bảo trợ của Liên đoàn Tem chơi thế giới, sự ủng hộ của Liên đoàn Tem chơi châu Á - Thái Bình Dương cùng sự hỗ trợ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post.
Còn ít thuê bao 2G Only trước giờ tắt sóng 2G, Meta AI hỗ trợ tiếng Việt
Trao đổi với VietNamNet chiều nay, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn khẳng định, việc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội trở thành ĐH không phải chỉ thay đổi cái tên, cũng không phải để có một vị thế trong hệ thống.
Ông Sơn đánh giá:
Quan trọng nhất là bước chuyển này sẽ giúp ĐH Bách khoa Hà Nội có cơ hội đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị bên trong, tăng cường tính phân cấp để thực hiện đúng tinh thần tự chủ và nâng cao hiệu quả trong quản lý, nâng cao vị thế, trách nhiệm của các đơn vị chuyên môn và các trường trực thuộc. Từ đó, tinh gọn bộ máy quản lý hành chính, phát huy sức mạnh của đội ngũ giảng viên, của các đơn vị chuyên môn.
ĐH Bách khoa Hà Nội có quy mô rất lớn. Từng trường trực thuộc cũng đã có quy mô từ 5.000 - 8.000 sinh viên, không kém gì một số trường độc lập khác. Do đó, việc trao cho các trường trách nhiệm, quyền hạn lớn hơn là rất cần thiết.
Có thể nói, việc chuyển lên mô hình đại học này đã được chuẩn bị bài bản, kỹ lưỡng, theo đúng lộ trình và xu thế. Mô hình của ĐH Bách khoa Hà Nội rất phù hợp với mô hình của các ĐH lớn trên thế giới, trong đó các trường và các viện trực thuộc được phân quyền cao.
Tuy nhiên, các trường này không như các trường ĐH thành viên và không có tư cách pháp nhân. Tức là trường vẫn sẽ nằm trong một thể thống nhất của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Các trường này có con dấu, có tài khoản, được phân cấp, phân quyền, phân trách nhiệm nhiều hơn và được tự chủ cao hơn nhưng không có tư cách pháp nhân riêng. Việc cấp bằng cho người học vẫn thuộc quyền của Giám đốc ĐH Bách khoa Hà Nội. Như vậy, mô hình đại học này khác với mô hình của ĐH Quốc gia hay ĐH vùng ở điểm đó.
Không "đẻ" thêm nhiều "ghế"
Ông nói rằng việc này hướng đến tinh gọn bộ máy quản lý hành chính. Tuy nhiên, cũng có luồng ý kiến băn khoăn khi trường lên ĐH liệu có thêm nhiều “ghế” vị trí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng ban ở các trường. Quan điểm của ông ra sao?
Thực tế là dù có thêm một số vị trí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường nhưng cơ bản số lượng chức danh vị trí lãnh đạo giảm so với trước.
Trước đây, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội có 20 đơn vị chuyên môn (17 viện và 3 khoa). Qua quá trình chuyển đổi thành 3 trường và một số khoa, viện như hiện nay, đã giảm đi 4-5 đơn vị chuyên môn. Còn vấn đề lương, phụ cấp của các vị trí này thì vẫn là tiền của nhà trường, không gây phát sinh cho ngân sách nhà nước.
Nhìn chung, khi thu gọn số đơn vị đầu mối thì sẽ giảm được số trưởng, phó đơn vị. Như vậy, không có thêm vị trí quản lý, mà chỉ giảm đi. Cần hiểu rằng, vị trí hiệu trưởng các trường trực thuộc không tương đương với hiệu trưởng một trường ĐH có tư cách pháp nhân như các trường bên ngoài.
Một điểm quan trọng khác là việc cấu trúc lại các khoa, viện trước đây thành các trường trực thuộc với quy mô lớn hơn sẽ tạo nên tính liên ngành tốt hơn. Qua đó giúp phát huy sức mạnh về đào tạo cũng như nghiên cứu khoa học công nghệ.
Theo ông, việc chuyển đổi từ trường thành ĐH có ý nghĩa ra sao đối với sự phát triển của hệ thống giáo dục ĐH nói chung?
Mỗi trường ĐH cần xác định một cấu trúc tổ chức bên trong tối ưu để phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển cũng như sứ mệnh đã đặt ra. Với những trường có quy mô lớn và có số lượng ngành đào tạo nhiều, nhu cầu bên trong cần phân cấp, tự chủ đa dạng như Bách khoa Hà Nội, thì việc chuyển thành ĐH gồm những trường trực thuộc theo từng lĩnh vực là rất phù hợp và cần thiết.
Ngược lại, những trường nhỏ mà tổ chức theo mô hình của trường lớn thì không ổn.
Như vậy, trở thành ĐH không phải xu hướng hay mục tiêu để trường nào cũng phải phấn đấu theo. Đây cũng không phải là một cái tên cho "oách". Quan trọng là mỗi trường phải tìm được mô hình thật phù hợp với mình thì mới phát huy được nội lực.
Khi tìm được mô hình phù hợp, phát huy được sức mạnh từ cấu trúc và có hệ thống quản trị phù hợp, phát triển tốt, các trường sẽ đóng góp chung cho sự phát triển của hệ thống. ĐH Bách khoa Hà Nội có thể coi là một ví dụ điển hình, bài học về xác định được mô hình, cấu trúc quản trị phù hợp cho các đơn vị khác nếu có định hướng trở thành ĐH trong tương lai.
Trường Bách khoa Hà Nội chuyển lên đại học, việc cấp bằng ra sao?
Siêu máy tính dự đoán Liverpool vs West Ham, 20h00 ngày 13/4
Ảnh minh họa: Getty Images.
Ba mẹ sinh được hai anh em con. Em gái thì được yêu chiều, còn con ngay từ nhỏ ba đã đặt nhiều kỳ vọng. Ba là quân nhân, sống quen với kỷ luật hà khắc. Ba dạy con theo cách sống của ba, mong con rắn rỏi, ý chí hơn người. Ba luôn nói với con: "Đàn ông mà không có ý chí thì vứt; đàn ông mà ủy mị yếu đuối thì vứt; đàn ông mà không có sự nghiệp thì vứt".
Con vốn sinh ra không xuất sắc, nhưng vì sợ ba mà đã cố gắng rất nhiều. Ba luôn tự hào về con, rất tự hào về con.
Hai mươi sáu tuổi, con dẫn bạn gái về nhà. Tiếp xúc qua, ba cho rằng cô ấy với con không phù hợp. Nhưng con lại nói: "Từ nhỏ tới giờ, chuyện gì con cũng theo ba. Riêng chuyện này, xin ba cho con được quyền lựa chọn". Con trai ba lớn rồi, cũng biết bảo vệ tình yêu của mình. Ba vui.
Con lập gia đình, sống riêng. Em gái con cũng theo chồng. Nhà còn hai ông bà già, nghĩ rằng đã đến những ngày an nhàn vô lo tuổi già trước mặt. Nhưng làm cha mẹ đúng là chẳng bao giờ hết buồn lo, chuyện nhỏ chuyện to cũng làm mình suy nghĩ.
Sau những ngày tháng mật ngọt đầu tiên, vợ chồng con bắt đầu "cơm không lành canh không ngọt". Ba không hiểu tại sao. Ba đã từng thấy hai đứa không phù hợp, nhưng vẫn nghĩ rằng hai đứa sẽ biết cách tìm điểm chung.
Cho đến một ngày, trước mặt cả nhà, vợ con khóc lóc nói rằng con đang có tình cảm với một phụ nữ khác. Nhìn con cúi mặt im lặng lúc đó, ba biết con sai rồi. Ba không thể mắng con như ngày còn nhỏ, cũng không thể khuyên con dâu tha thứ cho con. Những chuyện như thế này, vun vào hay bới ra đều không biết là sai hay đúng. Chỉ là lúc đó ba nghĩ, nếu vợ chồng con không hòa hợp, có thể nghĩ đến chuyện ly hôn. Cuộc sống giờ thoáng hơn rồi mà. Ly hôn rồi, con muốn qua lại với ai mà chẳng được. Đang có vợ mà đi ngoại tình là điều tồi tệ nhất mà thằng đàn ông làm. Ba tuyệt nhiên chưa từng dạy con như thế. Nhưng con lớn rồi, con lớn rồi.
Vợ chồng con ly hôn, mẹ con bỏ ăn mất mấy ngày. Cháu nội còn nhỏ quá, nhất định sau này sẽ theo mẹ, ông bà sẽ ít được gặp cháu hơn. Vì buồn, mẹ bắt đầu nói những lời khó nghe, nói con không ra một cái gì. Xưa giờ, chỉ có ba nghiêm khắc với con, mẹ luôn chiều chuộng. Lần đầu tiên ba thấy mẹ giận nhiều như thế. Còn ba, ba đã mắng con rất nhiều, chỉ lần này ba không muốn mắng con nữa. Vì ba biết, người buồn nhất, đau nhất lúc này chính là con.
Ba lên phòng, thấy con ngồi bất động, ba cũng không biết nói gì. Những lời tình cảm yếu mềm ba vốn nói không quen. Con nhìn ba, không kìm được:
- Con vẫn còn yêu vợ con. Con cũng không hiểu vì sao con lại làm như thế. Tuy mọi chuyện chỉ mới bắt đầu nhưng vẫn là không thể tha thứ. Con thương bé Sầu nữa. Hồi vợ con bầu thích ăn Sầu riêng nên con đặt tên nó là Sầu, giờ cái tên vận vào đời nó rồi. Khi con còn nhỏ, con rất sợ ba. Con luôn nghĩ mình sẽ không nghiêm khắc như ba, sẽ làm một người bố tốt. Cuối cùng con lại là một người bố tồi.
- Ba một đời nghiêm khắc, cuối cùng con vẫn hư đấy thôi con. Đừng tự dằn vặt mình nữa. Sai thì cũng sai rồi. Điều quan trọng con học được gì từ sai lầm ấy.
- Con tưởng ba sẽ mắng chửi con chứ.
- Không, giờ ba chỉ sống cuộc đời mình thôi. Cuộc đời con, con phải tự chịu trách nhiệm chứ.
- Ba ạ, con rất buồn.
- Ba biết.
Và thế, con khóc.
Lần đầu tiên ba ôm con. Chàng trai ba mươi tuổi sao bỗng nhiên lại trở nên nhỏ bé trong vòng tay ba đến thế. Ba tiếc đã không ôm con đủ nhiều, không dịu dàng với con đủ nhiều khi con còn nhỏ. Ba đã không cho con được trải nghiệm những sai lầm. Để bây giờ lần đầu tiên sai lầm, sai lầm lại quá lớn.
Nhưng con trai ạ, ai cũng có lúc sai lầm, sai lầm nào cũng phải trả giá. Chỉ là cái giá này đắt quá phải không? Điều tồi tệ nhất trong cuộc đời này chính là khiến những người mình yêu thương thất vọng, tổn thương. Điều khủng khiếp nhất trong cuộc đời này chính là để mất những người mình muốn ở bên. Ba rất tiếc, ba dạy con nhiều thứ, lại quên mất dạy con những điều này.
Theo Dân trí
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Mỹ Hà
Sao Việt 2/4/2024: Giáng My sexy trước biển, Thanh Hương nóng rực với bikini
Theo đó, thành phố thống nhất nội dung ban hành tài liệu “Hướng dẫn xác định quy mô tầng hầm phục vụ đỗ xe đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội” do Sở Quy hoạch- Kiến trúc báo cáo; tổ chức triển khai hướng dẫn đến các sở, ngành chuyên môn, đơn vị tổ chức liên quan để triển khai thực hiện.
![]() |
Chỉ tiêu về diện tích đỗ xe đối với các công trình xây dựng mới. |
Theo Hướng dẫn này của Sở Quy hoạch- Kiến trúc, trong phạm vi khu vực phát triển đô thị theo quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt gồm 2 khu vực. Khu vực nội đô lịch sử, giới hạn từ vành đai 2 trở vào (các khu vực đã có quy hoạch, quy chế quản lý riêng gồm khu Trung tâm Chính trị Ba Đình, khu vực phố cổ Hà Nội thực hiện theo quy hoạch, quy chế quản lý riêng được cấp thẩm thẩm quyền phê duyệt). Khu vực nội đô mở rộng, phát triển mới, giới hạn từ vành đai 2 đến vành đai 4 và các đô thị vệ tinh, đô thị sinh thái.
Các dự án nghiên cứu bổ sung diện tích tầng hầm; Đối với nhà ở, không phân biệt các loại công trình nhà ở như chung cư cao cấp, nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, tái định cư... (chỉ tiêu theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng tại Công văn số 1245/BXD-KHCN ngày 24/6/2013).
![]() |
Các công trình cao tầng xây dựng mới từ vành đai 2 trở vào phải có tầng hầm để xe. |
Công trình công cộng, hỗn hợp, cơ quan như văn phòng, khách sạn, trung tâm thương mại..., các công trình hỗn hợp, dịch vụ đô thị (dạy nghề, văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông...) cấp thành phố và khu vực. Các dự án khuyến khích bổ sung diện tích tầng hầm (phải đảm bảo đáp ứng đủ chỗ đỗ xe cho nhu cầu của bản thân công trình theo quy định).
Các công trình không được phép bố trí gara ô tô tại tầng hầm theo quy định tại Quy chuẩn QCVN 08:2009 của Bộ Xây dựng như: Nhà trẻ, mẫu giáo, nhà chuyên dùng cho người cao tuổi và người khuyết tật, bệnh viện, khôi nhà ngủ của các trường nội trú và của các cơ sở cho trẻ em; các trường phổ thông, cơ sở đào tạo ngoài trường phổ thông, trường trung học chuyên nghiệp, trường kỹ thuật dạy nghề. Khuyến khích xây dựng tầng hầm bố trí chỗ đe xe đạp, xe máy hoặc xây dựng tầng hầm bên dưới các khối nhà hành chính, văn phòng để bố trí ga ra ô tô nhằm tăng diện tích trồng cây xanh trên mặt bằng đảm bảo cảnh quan, môi trường trong khuôn viên dự án.
Trước đó, ngày 14/4/2016, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội đã ký thông báo số 1823 gửi các phòng ban chuyên môn của Sở này với yêu cầu hướng dẫn, thông báo các chủ đầu tư về việc phải có tối thiểu 3 tầng hầm để xe và xây dựng nhà vệ sinh công cộng tại các công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại (dự án nhà cao tầng-PV). Tuy nhiên, thông báo này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều nên lãnh đạo Sở này đã có văn bản “rút” thông báo quy định trong thiết kế và xây tại các công trình, khu đô thị, trung tâm thương mại phải bố trí tối thiểu 3 tầng hầm để xe.
Hồng Khanh
UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND TP xem xét về việc thông qua nội dung “Hướng dẫn xác định quy mô tầng hầm phục vụ đỗ xe đối với các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn Hà Nội”.
" alt="Chính thức áp dụng công trình xây mới bắt buộc phải có tầng hầm gửi xe"/>Chính thức áp dụng công trình xây mới bắt buộc phải có tầng hầm gửi xe